1. Là tấm gương mẫu mực cho con noi theo
Ngay từ những năm tháng đầu đời, các bé đang có xu hướng học hỏi và bắt chước những điều xung quanh cuộc sống chúng. Cha mẹ như những thầy giáo, cô giáo đầu tiên của con, con dành phần lớn thời gian để tiếp xúc và giao tiếp. Vì thế, sự mẫu mực của cha mẹ là thước đo quan trọng trong việc giáo dục trẻ.
Những bậc phụ huynh mong muốn con trở thành người mà mình mong muốn thì ngay những hành động và lời nói hằng ngày cha mẹ cũng sẽ là người thực hiện những điều đó. Hình tượng của bố mẹ là kim chỉ nam, thước đo cho những việc nên làm hay không nên làm trong quá trình trưởng thành. Mong muốn con trở nên ngoan ngoãn, lễ phép và chăm chỉ thì ba mẹ nên là tấm gương sáng, cùng dạy con và sửa lại chính mình để hành trình dạy con không còn là “cuộc chiến".
Dạy con đúng cách là tấm gương cho con
2. Như một người bạn thân để con chia sẻ, trò chuyện
Tình yêu thương và sự chia sẻ, thấu hiểu là những điều cơ bản tồn tại trong mỗi gia đình. Được là một người bạn thân để con chia sẻ những hoạt động con đã làm hôm nay hay trò chuyện về những khó khăn, vất vả là một điều hạnh phúc của bậc làm cha làm mẹ. Vì thế, hãy lắng nghe, chia sẻ với con ngay từ khi còn bé, bình tĩnh giải thích và đưa ra những giới hạn khi con làm sai, tránh cãi cọ, lớn tiếng con sẽ sợ hãi và dần khép kín, không muốn chia sẻ.
3. Dành nhiều thời gian cùng con trải nghiệm cuộc sống xung quanh
Với nhịp sống hối hả hiện nay, cha mẹ thường chú tâm nhiều vào công việc và các mối quan hệ riêng có ít thời gian dành con. Bé đang trong những độ tuổi mong muốn được khám phá tất cả mọi thứ xung quanh, những hiện tượng tự nhiên hay là những văn hoá, truyền thống đã có từ lâu đời mà con chưa được trải nghiệm. Để luôn kích thích sự tò mò và luôn muốn học được những điều mới lạ, cha mẹ hãy bớt chút công việc, dành thời gian đi chơi, đi trải nghiệm workshop làm đồ truyền thống hay đi thăm quan những địa điểm danh lam thắng cảnh,... Không chỉ giúp bé biết thêm được những kiến thức mới mà còn là một cách tuyệt vời cho con có một tuổi thơ thật đẹp, tình cảm gia đình gần gũi, khăng khít.
Dành nhiều thời gian cùng con trải nghiệm cuộc sống xung quanh
4. Nói không với đòn roi
Đòn roi hay bất kỳ những hành vi bạo lực nào cũng có thể gây ra những vết đen trong tâm hồn và vết hằn về thể xác. Điều này gây tổn thương tâm lý cực kỳ sâu sắc, khiến bé luôn cảm thấy không sợ hãi, bất an, lo lắng và có tâm lý chống đối khi sống trong môt môi trường không đáng tin cậy. Hơn nữa, bé có thể học cách giải quyết mọi thứ bằng bạo lực, làm lệch lạc về suy nghĩ và hành vi. Sử dụng phương pháp dạy con đúng cách “nói không với đòn roi" cha mẹ giữ bình tĩnh, nói không với mè nheo của con và thiết lập những quy tắc từ sớm với con khi con làm sai. Ví dụ: Khi con có những hành vi không dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi thì bé sẽ không được chơi món đồ đó vào buổi hôm sau. Cần nói rõ bằng những câu khẳng định, ngắn gọn và nghiêm túc thì bé sẽ hiểu vấn đề ngay thôi.
Không sử dụng những hình thức bạo lực với con
5. Khuyến khích trẻ tự kiểm soát hành vi của mình
Trong độ tuổi từ 2-6 tuổi là giai đoạn bé còn hạn chế trong việc kiểm soát những những hành vi khi tức giận, buồn bực như ném đồ chơi, lăn đùng ăn vạ trên sàn khi mong muốn không được đáp ứng,... Điều này cho thấy bé đang chưa biết cách kiểm soát hành vi và cảm xúc của chính mình. Bố mẹ có thể dạy con đúng cách bằng một số cách sau để bé có thể tự kiểm soát và điều chỉnh hành vi:
- Cần nhận diện được cảm xúc của con: Cho con biết mỗi cảm xúc sẽ có những hành vi phù hợp để bộc lộ những cảm xúc đó. Từ đó học được sự khác biệt giữa chúng, bé sẽ hiểu được ý nghĩa của những hành động của mình và sẽ biết bộc lộ hay kìm chế cảm xúc, tâm trạng với từng trường hợp.
- Giúp con bình tĩnh sau đó mới dạy bé những kỹ năng kiểm soát vấn đề: Khi con có những biểu hiện bị mất kiểm soát về cảm xúc, cha mẹ hãy ôm, xoa lưng và những hành động nhẹ nhàng và không dùng lời nói để bé tự bình ổn lại cảm xúc của mình. Sau đó hãy giải thích cho con điều đó là sai hay không tốt, con không được làm hoặc động viên khi con đang gặp khó khăn đang muốn bỏ cuộc. Ví dụ: Con đang gặp bài toán khó mà con làm mãi không giải ra đáp án, con dần mất đi tính kiên nhẫn và cáu gắt, khóc hay bỏ cuộc. Hãy động viên con tìm hướng giải quyết và dành lời khen cho sự nỗ lực của con.
6. Xây dựng những thói quen tốt cho con càng sớm càng tốt
Trẻ con như một trang giấy trắng, chúng có ngoan ngoãn, tự lập hay không là do chúng có có những thói quen tốt được thực hiện hằng ngày hay không? Ví dụ, bạn mong muốn phòng của con luôn sạch sẽ, thơm tho thì hàng ngày con cần thực hiện những thói quen như thu dọn lại bàn sau khi học tập, thực hiện gấp chăn gối, gấu bông sau khi ngủ dậy,....
Hãy bắt đầu xây dựng những thói quen tốt đó bằng việc cha mẹ thực hiện những điều đó ngay trước mặt con, ngỏ lời mong muốn con giúp đỡ và khen con khi con đã giúp mình ngay cả khi bé làm chưa tốt. Để từ đó, bé hứng thú và dần tạo thành thói quen, bé cứ tiếp tục thực hiện thôi. Bố mẹ cần kiên trì, nhẹ nhàng và nhắc nhở nếu bé có nhỡ bị quên vì trẻ còn bé, vẫn còn ham vui nhiều nhé!
Không quá áp đặt nhiều sức ép lên con
7. Giúp con đối mặt với nỗi sợ và cảm xúc tiêu cực
Trẻ em đôi khi cảm thấy sợ hãi về những sự vật hiện tượng gì đó xảy ra xung quanh chúng. Điều đó là hoàn toàn bình thường, và còn là một điểm tích cực vì bé sẽ không để mình rơi vào những tình huống nguy hiểm. Ba mẹ dạy con đúng cách để bé phân biệt được nỗi sợ và mối đe dọa thực sự. Những nỗi sợ khiến con lo lắng như con lo lắng con bị bạn bè bắt nạt,... đó là những nỗi sợ do bé rụt rè, thiếu trải nghiệm. Cha mẹ hãy tăng thêm những trải nghiệm cho con để tăng vốn sống, cọ xát với nhiều tình huống hay những sự vật hiện tượng khác lạ để con bớt rụt rè. Còn với những mối đe dọa thực sự như con bị lạc,...thì chắc chắn bé cần hành động để giữ an toàn. Do đó, nhiệm vụ của bố mẹ là dạy con đúng cách phòng vệ, những cách sinh tồn,... là kỹ năng sống còn khi con gặp những mối đe dọa thực sự.
8. Tán dương tính tự giác của con
Tự giác là một đức tính quan trọng và rất đáng khen ngợi. Khi ba mẹ khen ngợi tính tự giác của con, bản thân con cảm thấy được khích lệ và có động lực để tiếp tục tự giác hơn trong tương lai, bé cảm thấy giá trị của việc tự mình giải quyết công việc và sẽ có xu hướng tự lập hơn.
Tự giác cũng là một thói quen tốt cần được xây dựng ngay từ bé để khi lớn lên sẽ hình thành một lối sống có kỷ luật và có kế hoạch, giúp con cảm thấy tự tin về bản thân và những gì con đã đạt được. Sự tự tin này sẽ tạo nền tảng cho con trong việc đối mặt với những thử thách khác trong cuộc sống.
Tán dương tính tự giác của con
9. Thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ
Việc khuyến khích và động viên trẻ không chỉ giúp trẻ phát triển tốt hơn mà còn tạo ra một môi trường gia đình tích cực, nơi trẻ cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và có giá trị. Bằng cách này, bố mẹ không chỉ giúp trẻ trưởng thành mà còn xây dựng một mối quan hệ bền chặt và gắn bó với con cái.
Ba mẹ khuyến khích, khen con từ những công việc nhỏ hằng ngày như giúp ba mẹ làm việc nhà, tham gia nấu cơm và sắp xếp thức ăn lên bàn ăn,... đến những động viên con học tập, tham gia vào những hoạt động ngoại khoá, tập luyện thể dục thể thao,...cũng là một trong những phương pháp dạy con đúng cách tuy nhỏ nhưng chúng mang lại những giá trị lớn cho con sau này.
10. Tạo điều kiện cho con tiếp xúc sớm với ngôn ngữ mới
Tạo điều kiện cho con tiếp xúc sớm với ngôn ngữ mới là một quyết định có lợi cho sự phát triển trí tuệ và kỹ năng giao tiếp của trẻ vì trẻ đang trong độ tuổi vàng của ghi nhớ và học ngoại ngữ.
Khi được tiếp xúc sớm, trẻ dễ dàng nắm bắt âm thanh, ngữ pháp và cách diễn đạt của ngôn ngữ mới, giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên từ đó có thể kết nối và xây dựng mối quan hệ với những người từ các nền văn hóa khác nhau. Việc học ngôn ngữ mới đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và cách diễn đạt, từ đó giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.
Bằng cách tạo ra môi trường học tập vui vẻ và hấp dẫn có thể ngay tại nhà, bố mẹ có thể dạy con đúng cách học ngoại ngữ qua đọc truyện, flashcash hình ảnh để bé tập trung nhớ từ. Khi lớn thêm một chút, bố mẹ có thể cùng con ôn luyện những quyển sách bổ ích nâng cao nền tảng ngữ pháp như ms grammar, explore our world,...
Tiếp xúc với ngôn ngữ mới giúp con phát triển toàn diện
11. Dạy con cách tôn trọng gia đình
Dạy con về giá trị gia đình và tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình là cội nguồn cho việc định hình tính cách và sự sẻ chia của con trong quá trình trưởng thành. Ngay từ bé bố mẹ có thể kể cho con nghe về các giá trị truyền thống, câu chuyện gia đình hoặc những kỷ niệm đáng nhớ để con hiểu rằng gia đình là nơi luôn yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau. Con cần học cách lắng nghe khi người khác nói, không ngắt lời và tôn trọng ý kiến của mọi người, ngay cả khi không đồng ý. Nếu con có hành vi thiếu tôn trọng, hãy giải thích tại sao hành vi đó không chấp nhận được và đưa ra hậu quả phù hợp. Hãy chắc chắn rằng con hiểu vấn đề và học được từ lỗi lầm. Khi con học được cách tôn trọng, trẻ sẽ phát triển thành một người biết trân trọng các mối quan hệ, có trách nhiệm và ứng xử tốt trong các tình huống xã hội.
12. Dạy những điều phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con
Với mỗi giai đoạn phát triển của con, ba mẹ cần trang bị những kiến thức về sinh lý và theo dõi sự chuyển biến về tâm lý của con, đặc biệt là giai đoạn dậy thì. Ví dụ như:
- Những giai đoạn đầu dậy thì khoảng 9-11 tuổi: Những thay đổi cơ thể có thể là những thắc mắc, tò mò của con như sự phát triển ngực ở bé gái, sự mọc lông ở vùng kín và mùi cơ thể. Ba mẹ cần giải thích bằng cách dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và tránh làm con cảm thấy xấu hổ và dạy con đúng cách giữ vệ sinh cá nhân, bao gồm việc tắm rửa thường xuyên, sử dụng lăn khử mùi, và chăm sóc răng miệng,...
- Giai đoạn giữa dậy thì khoảng 12-14 tuổi): Trẻ có thể bắt đầu có những mặc cảm tự ti khi so sánh bản thân với bạn bè. Bố mẹ nên khuyến khích sự tự tin bằng cách khen ngợi những điểm mạnh của con và giải thích rằng mỗi cá nhân đều phát triển theo cách riêng. Xây dựng và duy trì con tình bạn lành mạnh, cũng như cách xử lý và bảo vệ con khỏi các tình huống bạo lực từ bạn bè.
Bố mẹ cần điều chỉnh, dạy con đúng cách theo từng giai đoạn phát triển, luôn giao tiếp nhẹ nhàng để con cảm thấy an tâm và thoải mái khi chia sẻ.
13. Định hướng cho con sử dụng công nghệ đúng cách
Ngày nay với trẻ em luôn bị ảnh hưởng và chịu tác động bởi công nghệ và các sản phẩm công nghệ trong đời sống và học tập. Vì vậy, ngay từ đầu ba mẹ cần thiết lập cho con những nguyên tắc và quy định khi sử dụng điện thoại hay bất kỳ thiết bị có kết nối mạng internet nào để xác định số giờ tối đa mà con có thể sử dụng các thiết bị điện tử mỗi ngày, bao gồm điện thoại, máy tính, và TV và áp dụng các công cụ kiểm soát nội dung và quyền truy cập để giới hạn việc con tiếp xúc với các trang web, ứng dụng hoặc nội dung không phù hợp với lứa tuổi.
Ngoài ra, ba mẹ cũng khuyến khích con sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, học các kỹ năng mới, và tham gia các khóa học trực tuyến. Hãy chỉ cho con các trang web và ứng dụng giáo dục hữu ích chia sẻ những kiến thức về ngoại ngữ hết sức thú vị và bổ ích,....
Dạy con đúng cách sử dụng công nghệ đúng cách
14. Hướng dẫn con cách thức quản lý thời gian và lối sống khoa học
Dạy con đúng cách quản lý thời gian và lối sống khoa học là một phần quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cần thiết để trở nên tự lập khi trưởng thành. Hướng dẫn sử dụng lịch và to-do list: Hãy hướng dẫn con cách sử dụng lịch và to-do list để ghi chú các nhiệm vụ cần làm mỗi ngày, tuần và tháng. Việc này giúp con có cái nhìn tổng thể về những gì cần hoàn thành và sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên.
Khuyến khích thói quen lập kế hoạch trước Hướng dẫn con dành thời gian vào buổi tối để chuẩn bị cho ngày hôm sau, bao gồm việc sắp xếp sách vở, chuẩn bị đồ dùng cá nhân và lên kế hoạch những việc cần làm.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Hãy tạo điều kiện để con có thể ngủ đủ giấc mỗi ngày (khoảng 8-10 tiếng tùy độ tuổi). Hướng dẫn con tắt các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
15. Hãy chấp nhận sự bừa bộn từ con
Chấp nhận sự bừa bộn từ con có thể là một thử thách chẳng dễ dàng gì đối với nhiều bố mẹ, nhất là khi luôn mong muốn giữ cho nhà mình luôn gọn gàng, ngăn nắp. Tuy nhiên, việc hiểu và chấp nhận một mức độ bừa bộn nhất định từ con cũng có thể mang lại không gian tự do sáng tạo cho trẻ. Khi không bị ép buộc phải giữ mọi đồ dùng theo một trật tự nhất định, trẻ có thể tự do khám phá, thử nghiệm và thể hiện bản thân qua việc chơi đùa hoặc các hoạt động nghệ thuật. Ví dụ bố mẹ có thể pha bột mì và xà phòng để bé có thể thỏa sức sáng tạo nhiều hình thù con vật trên cửa kính ban công sau đó ba mẹ dễ dàng dọn dẹp và lau dọn kính bằng nước.
Nhưng cũng đặt ra những giới hạn cho con bừa bộn để tránh tạo thành thói quen xấu cho con nhé!
16. Dạy con đúng cách theo người Nhật
Người Nhật nổi tiếng với cách giáo dục con cái rất đặc biệt, kết hợp giữa kỷ luật, tôn trọng, và sự độc lập. Phương pháp dạy con của người Nhật tập trung vào việc hình thành nhân cách và kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. Việc dạy con theo cách của người Nhật không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần mà còn giúp xây dựng những giá trị cốt lõi cho cuộc sống sau này. Với những nguyên tắc tiêu biểu như sau:
- Ngay từ nhỏ, trẻ em Nhật được khuyến khích tự lập bằng việc tự mặc quần áo, tự ăn uống và giúp đỡ trong việc nhà phù hợp với độ tuổi, và còn được hướng dẫn cách sắp xếp thời gian học tập, chơi đùa và nghỉ ngơi một cách hợp lý, từ đó hình thành thói quen kỷ luật và trách nhiệm đối với thời gian của mình.
- Bố mẹ Nhật coi trọng việc lắng nghe và hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của con, tạo ra một môi trường an toàn, thoải mái để trẻ có thể sẵn sàng chia sẻ bất cứ lúc nào về mọi vấn đề trong cuộc sống chúng gặp phải.
- Trẻ được dạy cách biểu đạt cảm xúc của mình một cách phù hợp và tôn trọng, đồng thời học cách nhận biết và tôn trọng cảm xúc của người khác.
17. Đảm bảo tính nhất quán là nguyên tắc của dạy con đúng cách
Nguyên tắc dạy con đúng cách là đặt ra những quy tắc rõ ràng cho con và đảm bảo rằng chúng được tuân thủ một cách nhất quán. Các quy tắc này bao gồm tất cả các cách ứng xử trong gia đình, trường học và xã hội. Thường khi đặt ra quy tắc, ba me nên giải thích lý do và tầm quan trọng của việc tuân thủ chúng, giúp trẻ hiểu và tự giác tuân thủ thay vì cảm thấy bị ép buộc. Và khi trẻ vi phạm quy tắc, hậu quả được áp dụng một cách nhẹ nhàng nhưng nhất quán, giúp trẻ nhận thức được trách nhiệm của mình đối với hành động.
Ví dụ: Nếu bạn quyết định rằng con sẽ không được xem TV trong một ngày nếu không hoàn thành bài tập, hãy thực hiện hình phạt này mỗi khi con vi phạm, không có trường hợp nào ngoại lệ kể cả với các thành viên trong gia đình can thiệp. Ngược lại, nếu bạn đã hứa sẽ thưởng cho con một phần quà khi con đạt điểm cao, hãy thực hiện lời hứa đó. Điều này giúp trẻ hiểu rằng mỗi hành động đều có hệ quả, và bố mẹ luôn giữ lời hứa với mình.
18. Parenting Summit 2024 - Nuôi Dạy con thành tài
Ba mẹ đang loay hoay giữa những phương pháp dạy con, không biết phương pháp nào là phù hợp với bé nhà mình thì không thể bỏ qua sự kiện này.
Parenting Summit 2024 - Nuôi Dạy Con Thành Tài được tổ chức bởi Hệ thống Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders và các đối tác, với quy mô lên đến 1000 người. Đây là sự kiện duy nhất trong năm, hứa hẹn mang đến cho các bậc phụ huynh những kiến thức mới nhất, những công cụ hữu ích và xu hướng giáo dục hiện đại trong thời đại 4.0. Mục tiêu của sự kiện là giúp cha mẹ hiểu con hơn, từ đó hỗ trợ con phát triển ba yếu tố cốt lõi: Tự Lập - Thông Minh - Bản Lĩnh.
Thời gian: 9h - 17h30, ngày 21 - 22/9/2024
Địa điểm: Hà Nội
Đăng ký tham gia ngay: Tại đây
Tại Parenting Summit 2024, bạn sẽ được lắng nghe những chia sẻ quý báu từ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về giáo dục và phát triển con người. Chương trình bao gồm các chủ đề thiết thực như:
- Thầy Trần Việt Quân sẽ chia sẻ bí quyết giúp con phát triển tính tự lập, trở nên thông minh và bản lĩnh hơn.
- Thầy Dương Quang Minh, sáng lập Tổ chức giáo dục phi lợi nhuận Seroto Foundation, sẽ giới thiệu về cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ.
- Anh Tony Dzung, Chủ tịch HBR Holdings, sẽ nói chủ đề yêu thương trong kỷ cương.
- Diễn giả Đào Ngọc Cường, chuyên gia đào tạo truyền cảm hứng cho học sinh, sẽ giúp bạn tìm ra cách nói để lắng nghe và thấu hiểu con.
- Ms. Nguyễn Diệu Thu, CEO GEIN Group, sẽ hướng dẫn cách thấu hiểu con bằng các phương pháp NLP và số học.
- Ms. Hằng Túi, người sáng lập SSS MomCare & Sam Natural, sẽ chia sẻ về cách đồng hành cùng con trong cuộc sống bận rộn.
- Ms. Vũ Diệu Thúy, CEO Kolin Academy, sẽ giúp bạn tìm ra cách để con tự giác học tập.
- Ms. Trà Giang, người sáng lập Behapy Global, sẽ mang đến những kiến thức về dinh dưỡng trong thời đại số.
- Ms. Loan Loan Nguyễn, CEO Học viện Cha mẹ Joyhome, sẽ chia sẻ bí quyết nuôi dưỡng sự tự lập và tập trung cho trẻ.
Đăng ký tham gia Parenting Summit 2024 ngay hôm nay và nhận ngay ưu đãi Mua 2 vé, tặng 1 vé đồng hạng. Số lượng vé khuyến mãi có hạn, hãy nhanh chóng đăng ký tại đây để đảm bảo bạn và gia đình có thể tham dự sự kiện này.
Hẹn gặp các bậc phụ huynh và các bé tại Parenting Summit 2024!
18. Kết Luận
Trên đây là những phương pháp dạy con đúng cách để con luôn ngoan ngoãn, lễ phép và thông minh được chia sẻ. Hành trình nuôi dạy con cái là hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng ý nghĩa và quý giá. Mỗi giai đoạn trong cuộc đời của con đều đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu thương và sự cố gắng không ngừng từ bố mẹ. Hãy áp dụng những phương pháp trên để dạy con không phải là “cuộc chiến” nhé!