MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ VẮC XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI

Việc tiêm phòng trước khi mang thai một số loại vắc xin là điều rất quan trọng để bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và bé khỏi các bệnh gây nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được điều này để có cho mình kiến thức về vắc xin một cách đầy đủ nhất. Bài viết sau đây Cafe Mom sẽ giúp các mom trả lời một số câu hỏi về tiêm phòng trước khi mang thai.

1. Tại sao cần tiêm phòng trước khi mang thai?

Với mọi trường hợp thì tiêm phòng vắc xin luôn là một phương pháp để chống lại những bệnh nguy hiểm có thể phòng ngừa. Khi hệ miễn dịch được tăng cường, sức khỏe của mẹ được đảm bảo thì quá trình mang thai cũng sẽ an toàn và tốt cho con hơn. 

Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể phụ nữ thường suy giảm, khiến họ dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Một số bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai như: Cúm, Viêm gan B, Thủy đậu,...

Tiêm phòng trước khi mang thai là một biện pháp hữu hiệu giúp giảm nguy cơ lây nhiễm một số bệnh có khả năng truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh. Các bệnh có thể lây qua nhau thai như: Rubella, Viêm gan B,...

Ngoài việc bảo vệ mẹ và bé trong thai kỳ thì trẻ sơ sinh sau khi ra đời cũng vẫn được hưởng lợi từ việc mẹ tiêm phòng trước khi sinh. Bé sẽ được thừa hưởng khả năng miễn dịch tạm thời trong một thời gian đối với những bệnh đã tiêm. Đây là một điều đặc biệt quan trọng cho con trong những tháng đầu đời khi hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện.

Lý do nên tiêm phòng trước khi mang thai

Lý do nên tiêm phòng trước khi mang thai

2. Cần tiêm phòng những vắc xin gì trước khi mang thai?

Các mũi tiêm phòng cho mom trước khi mang thai được các bác sĩ khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là tổng hợp một số loại vắc xin phổ biến và cần thiết nhất dành cho mẹ và bé.

2.1 Vắc xin Rubella

Ngăn ngừa rubella, một bệnh có thể gây dị tật bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những dị tật có thể gặp gồm điếc, mù lòa, dị tật tim, và các vấn đề về thần kinh rất nguy hiểm cho con. Lưu ý nên tiêm trước ít nhất 1 tháng để tránh tác dụng phụ cho thai nhi.

  • Lý do tiêm: Nếu người mẹ nhiễm rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ truyền virus sang thai nhi là rất cao, có thể dẫn đến hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). Hội chứng này có thể gây ra những dị tật bẩm sinh, chứng điếc, tổn thương não,... rất nguy hiểm.
  • Thời gian tiêm: Tiêm ít nhất 1 tháng trước khi có thai.
  • Tác dụng phụ: Thường nhẹ và tạm thời như sốt nhẹ, phát ban nhẹ, đau sưng tại chỗ tiêm.

2.2 Vắc xin thủy đậu

Chống lại bệnh thủy đậu, bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng máu cho mẹ, và dị tật bẩm sinh cho con. Mẹ mắc thủy đậu trong thai kỳ có nguy cơ cao bị sẩy thai hoặc thai lưu.

  • Lý do tiêm: Nếu nhiễm thủy đậu trong thai kỳ, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên, có thể dẫn đến hội chứng thủy đậu bẩm sinh, gây dị tật xương, thần kinh và thậm chí tử vong cho thai nhi. Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ có thể truyền virus cho bé khi sinh ra, gây thủy đậu sơ sinh.
  • Thời gian tiêm: Tiêm ít nhất 1 tháng trước khi có ý định mang thai.
  • Tác dụng phụ: Có thể bao gồm phát ban nhẹ hoặc đau tại chỗ tiêm, nhưng thường là an toàn.

2.3 Vắc xin MMR

Tác dụng chống lại bộ 3 bệnh sởi, quai bị và rubella là những bệnh gây biến chứng rất nặng nề cho mẹ sau khi sinh.

  • Lý do tiêm: Sởi, quai bị, và rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi. Đặc biệt, nhiễm rubella trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh nặng nề như bệnh tim, điếc, mù hoặc chậm phát triển.
  • Thời gian tiêm: Tiêm ít nhất 1 tháng trước khi mang thai để có hiệu quả miễn dịch cũng như hạn chế tác dụng phụ lên thai nhi.
  • Tác dụng phụ: Chủ yếu các tác dụng phụ là nhẹ, như sốt nhẹ hoặc sưng tại chỗ tiêm.

2.4 Vắc xin viêm gan B

Tác dụng phòng chống viêm gan B, là một bệnh nguy hiểm lây qua đường máu và truyền từ mẹ sang con. Virus viêm gan B có thể gây nên những bệnh mãn tính về gan cho con về sau này.

  • Lý do tiêm: Viêm gan B là một bệnh nhiễm virus gây viêm gan và có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. Nếu mẹ bị nhiễm trong thai kỳ, virus có thể lây sang thai nhi, gây nguy cơ nhiễm viêm gan mãn tính cho trẻ.
  • Thời gian tiêm: Nên hoàn thành loạt tiêm trước khi có thai, với khoảng cách giữa các mũi tiêm là 1 và 6 tháng.
  • Tác dụng phụ: Nhẹ và hiếm, có thể gây đau hoặc sưng tại chỗ tiêm.

2.5 Vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung

Giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan gây ra bởi virus HPV.

  • Lý do tiêm: HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Tiêm phòng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chủng HPV nguy hiểm, đặc biệt là các chủng 16 và 18, là những nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, từ đó gây ra những biến chứng không mong muốn khi mang thai, có thể dễ dàng gây sảy thai.
  • Thời gian tiêm: Khuyến cáo nên tiêm trong khoảng trước tuổi 26. Nên hoàn thành loạt tiêm trước khi mang thai.
  • Tác dụng phụ: Có thể gây sốt nhẹ, đau đầu mệt mỏi tạm thời.
Những loại vắc xin phù hợp với phụ nữ trước khi mang thai

Những loại vắc xin phù hợp với phụ nữ trước khi mang thai

3. Thời điểm thích hợp để mang thai sau khi tiêm vacxin

Tùy thuộc vào loại vắc xin mom tiêm phòng trước khi mang thai mà thời gian chờ an toàn để bắt đầu có con là khác nhau. Đặc tính dược học của thuốc có thể ảnh hưởng không tốt cho bào thai và gây ra một số hậu quả không lường trước được. Vậy nên việc tính toán thời gian đúng đắn để có bầu sau khi tiêm là một việc cần thiết.

  • Với vắc xin MMR, Rubella và vắc xin thủy đậu thì thời gian chờ ít nhất là 1 tháng, tốt nhất là 3 tháng sau tiêm thì mới nên có thai. Lý do là do những loại vắc xin này có tính động học dược cao, gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Nếu vô tình phát hiện có thai trong khoảng 1 tháng đổ lại sau khi tiêm thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để theo dõi cũng như xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra.
  • Với những loại vắc xin như cúm, viêm gan B, bạch hầu - ho gà - uốn ván thì an toàn cho cả mẹ và thai nhi, không cần chờ đợi. Tuy nhiên sau khi tiêm thì các mẹ nên thông báo với bác sĩ trong những lần khám thai định kỳ để đề phòng rủi ro có thể xảy ra.
  • Riêng với vắc xin ngừa virus HPV thì các mom nên hoàn thành các mũi tiêm trước khi mang thai. Lý do là các thuốc ngừa HPV vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về tính an toàn của thuốc trong thai kỳ. Do đó không nên tránh tiêm HPV khi mang thai.
Khi nào thì nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi nào thì nên tiêm phòng trước khi mang thai?

4. Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?

Như đã phân tích ở các phần trên, vắc xin có tác dụng rất lớn đối với mẹ và cả bé trong việc kháng lại những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tiêm phòng trước khi mang thai đem lại hiệu quả rất lớn và sẽ là rất rủi ro nếu không làm điều này. Sau đây là một số lý do:

  • Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ.
  • Nguy cơ lây truyền bệnh từ mẹ sang con: Một số bệnh như viêm gan B hay Herpes sinh dục hoàn toàn có thể lây từ mẹ sang con nếu như mắc phải.
  • Không có kháng thể truyền sang thai nhi: Những kháng thể khi mẹ tiêm phòng có thể được truyền qua nhau thai sang thai nhi, giúp bé có khả năng miễn dịch tạm thời sau khi chào đời, đặc biệt trong những tháng đầu đời khi hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu. 
  • Tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ: Các bệnh truyền nhiễm mắc phải trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Thiếu khả năng phòng bệnh trong tương lai: Việc tiêm vắc xin cũng đem đến cho mẹ khả năng miễn dịch một thời gian dài đối với bệnh. Khi đó trong những thai kỳ sau mẹ sẽ hoàn toàn an tâm về kháng thể của mình. Không tiêm sẽ mang lại rủi ro lớn cho vấn đề này.
Nguy cơ khi không tiêm phòng trước khi mang thai

Nguy cơ khi không tiêm phòng trước khi mang thai

5. Một số câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng trước khi mang thai

Q: Tại sao cần tiêm phòng trước khi mang thai?

  • A: Tiêm phòng trước khi có bầu giúp cho cả mẹ và bé tránh được rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ gây dị tật và tử vong ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

Q: Nên tiêm những loại vắc xin nào trước khi mang thai?

  • A: Nên tiêm những loại vắc xin cơ bản và quan trọng như Vắc xin Rubella hoặc MMR (Sởi, Quai bị, Rubella), Vắc xin Thủy đậu, Vắc xin Viêm gan B, các loại vắc xin cúm, vắc xin HPV và một số loại khác theo lời khuyên của bác sĩ dựa vào thể trạng của bạn.

Q: Tôi đã tiêm phòng đầy đủ từ khi còn nhỏ, có cần tiêm lại trước khi mang thai không?

  • A: Tùy thuộc vào loại vắc xin. Có loại hiệu lực rất dài, có thể là vĩnh viễn nhưng có loại lại cần tiêm nhắc lại nhiều lần. Cần có ý kiến tư vấn của bác sĩ cho vấn đề này.

Q: Việc tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến khả năng có con không?

  • A: Tiêm vắc xin hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng thụ thai. Việc tiêm phòng sẽ giúp bạn có một sức đề kháng tốt để chuẩn bị cho việc có con.
Hỏi đáp một số câu hỏi về tiêm phòng trước khi mang thai

Hỏi đáp một số câu hỏi về tiêm phòng trước khi mang thai

6. Kết luận

Vậy là trong bài viết về tiêm phòng trước khi mang thai vừa rồi, Cafe Mom đã cho các mẹ những điều cần biết nhất về những loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai, cũng như hiệu quả mà chúng đem lại. Để có những thai kỳ trọn vẹn nhất, Cafe Mom mong rằng các mẹ sẽ được trang bị những kiến thức tốt nhất để con được lớn lên khỏe mạnh. Hẹn gặp lại trong những bài viết sau.

Các bài viết cùng chủ đề
XÉT NGHIỆM TIỀN HÔN NHÂN LÀ GÌ? CHI PHÍ CÓ ĐẮT KHÔNG?
Có rất nhiều nước trên thế giới yêu cầu việc xét nghiệm tiền hôn nhân là việc bắt buộc khi làm thủ tục kết hôn. Tuy nhiên ở Việt N...
TOP 9 ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN BIẾT
Việc có con là một hành trình quan trọng đòi hỏi từ sự chuẩn bị trước khi mang thai đến khi sinh nở, cả về thể chất lẫn tinh thần...
TOP 5 THUỐC BỔ SUNG AXIT FOLIC TRƯỚC KHI MANG THAI MẸ BẦU CẦN BIẾT
Axit folic từ lâu đã được nhiều chuyên gia y tế cùng các bác sĩ hàng đầu khuyên bổ sung để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và dị tậ...

Đăng ký nhận tin