NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC: CHÌA KHÓA LÀM CHỦ BẢN THÂN

 

Bạn có bao giờ cảm thấy choáng ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực? Kỹ năng quản lý cảm xúc chính là chiếc chìa khóa giúp bạn làm chủ bản thân, vượt qua khó khăn và xây dựng cuộc sống tích cực hơn. Hãy cùng CafeMom khám phá những bí quyết để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả.

1. Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì? Tại sao kỹ năng quản lý cảm xúc có vai trò thiết yếu?

Trong môi trường sống và làm việc hiện đại, cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn lan tỏa đến tập thể. Việc hiểu và làm chủ cảm xúc giúp mỗi người phản ứng tỉnh táo, ứng xử tinh tế và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Vậy, cụ thể kỹ năng quản lý cảm xúc là gì và vì sao nó lại được xem là một trong những yếu tố thiết yếu của trí tuệ cảm xúc? 

1.1. Khái niệm

Kỹ năng quản lý cảm xúc thể hiện ở khả năng thấu hiểu và điều tiết cảm xúc của bản thân một cách phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này bao gồm việc nhận diện chính xác những gì mình đang cảm nhận, đánh giá được tác động của cảm xúc đó đến hành vi, lời nói của bản thân, cũng như ảnh hưởng đến người khác.

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?
Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Việc quản trị cảm xúc không đồng nghĩa với việc kìm nén hay loại bỏ cảm xúc. Thay vào đó, nó là nghệ thuật điều hướng cảm xúc sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, nhằm giữ được sự hài hòa trong các mối quan hệ và tình huống xã hội.

Những người làm chủ được cảm xúc thường sở hữu trí tuệ cảm xúc (EQ) cao. Họ không chỉ biết cách kiểm soát phản ứng nội tại trước áp lực hay xung đột, mà còn thể hiện sự đồng cảm, tinh tế trong ứng xử và giao tiếp hàng ngày.

>> THAM KHẢO: KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC: BÍ QUYẾT GIỮ CHÂN NHÂN TÀI VÀ TĂNG HIỆU SUẤT

1.2. Tại sao kỹ năng quản lý cảm xúc có vai trò thiết yếu?

Quản lý cảm xúc là một trong những năng lực cốt lõi giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện cả về mặt tinh thần lẫn hành vi. Đây không chỉ là kỹ năng “mềm” mà còn là “chìa khóa” để ứng xử hiệu quả trong nhiều khía cạnh cuộc sống. Cụ thể, kỹ năng này mang lại những lợi ích thiết thực như:

  • Tăng cường khả năng lãnh đạo: Lãnh đạo không chỉ là việc đưa ra quyết định và chỉ đạo nhóm, mà còn là khả năng hiểu và thúc đẩy cảm xúc của những người xung quanh. Một nhà lãnh đạo có EQ cao sẽ biết cách khích lệ, động viên và giải quyết mâu thuẫn trong nhóm một cách khéo léo. Điều này giúp xây dựng một đội ngũ làm việc hiệu quả, gắn kết và sáng tạo.
  • Ra quyết định tốt hơn: Quản lý cảm xúc giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn trong những tình huống căng thẳng. Khi bạn không để cảm xúc chi phối, khả năng ra quyết định của bạn sẽ chính xác và hợp lý hơn, tránh được những quyết định vội vã và sai lầm.
  • Giữ vững trạng thái cân bằng tâm lý: Khả năng điều tiết cảm xúc giúp bạn duy trì tâm trạng ổn định trong cuộc sống thường ngày, từ đó giữ được sự bình tĩnh, thư giãn và sáng suốt trong suy nghĩ cũng như hành động.
  • Tăng cường sức khỏe tinh thần: Việc kiểm soát cảm xúc hiệu quả góp phần giảm thiểu căng thẳng, lo âu và nguy cơ trầm cảm. Khi cảm xúc được định hướng đúng cách, bạn sẽ có khả năng hồi phục tâm lý nhanh hơn sau những cú sốc hoặc biến cố, từ đó xây dựng một tinh thần vững vàng hơn.
  • Thúc đẩy các mối quan hệ tích cực: Biết quản lý cảm xúc đồng nghĩa với việc bạn hiểu rõ cảm xúc của mình và cảm thông với cảm xúc của người khác, tạo ra những tương tác lành mạnh, góp phần xây dựng mối quan hệ bền vững trong công việc và cuộc sống cá nhân.
  • Gia tăng hiệu quả trong công việc: Việc làm chủ cảm xúc giúp bạn tránh bị phân tâm bởi áp lực, tăng khả năng tập trung và giải quyết vấn đề một cách logic.

3. Những dấu hiệu nhận biết người chưa biết/biết quản lý cảm xúc

Trong thực tế, những người chưa rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc thường bộc lộ qua một số dấu hiệu rõ ràng, điển hình như: 

  • Bị cảm xúc tiêu cực chi phối liên tục: Họ dễ rơi vào trạng thái giận dữ, lo âu, buồn bã hoặc căng thẳng mà không thể tự điều tiết. Những cảm xúc này thường kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, hành vi cũng như hiệu suất cá nhân.
  • Phản ứng thái quá trước áp lực: Khi đối mặt với tình huống căng thẳng hoặc tác động mạnh về mặt cảm xúc, họ thường có xu hướng phản ứng bộc phát, thiếu kiểm soát. 
  • Thiếu khả năng thấu cảm và lắng nghe: Do không kiểm soát được cảm xúc nội tại, họ cũng thường gặp khó khăn trong việc nhận diện và đồng cảm với cảm xúc của người khác. 

Vậy những người biết quản lý cảm xúc sẽ có biểu hiện như thế nào? 

Dấu hiệu nhận biết người biết quản lý cảm xúc
Dấu hiệu nhận biết người biết quản lý cảm xúc

1 - Hành động thay vì dùng lời nói

Người có khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả thường không sa đà vào việc thể hiện bằng lời nói. Họ tập trung vào hành động thực tế, thể hiện sự cam kết thông qua kết quả chứ không phải những lời hứa suông. Chính sự điềm đạm và tinh thần hành động này giúp họ chiếm được lòng tin từ đồng nghiệp và cấp trên, dễ đạt được những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp.

2 - Giữ được sự điềm tĩnh trong mọi tình huống 

Người có khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả thường không sa đà vào việc thể hiện bằng lời nói. Họ tập trung vào hành động thực tế, thể hiện sự cam kết thông qua kết quả chứ không phải những lời hứa suông. Chính sự điềm đạm và tinh thần hành động này giúp họ chiếm được lòng tin từ đồng nghiệp và cấp trên, dễ đạt được những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp.

>> THAM KHẢO: 

10 BÍ QUYẾT RÈN LUYỆN KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN ĐỂ KHẲNG ĐỊNH BẢN LĨNH

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ ĐỘI NHÓM ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA

3 - Biết kiểm điểm bản thân

Sau mỗi sai lầm hay thất bại, người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc sẽ dành thời gian để nhìn lại bản thân thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. Họ chủ động rút ra bài học, điều chỉnh hành vi và sẵn sàng thử cách tiếp cận khác để đạt hiệu quả tốt hơn trong tương lai.

4 - Thấu cảm và lắng nghe người khác

Sự đồng cảm là một trong những biểu hiện nổi bật của trí tuệ cảm xúc cao. Những người này có khả năng cảm nhận cảm xúc của người đối diện, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và chia sẻ. Nhờ đó, họ dễ xây dựng mối quan hệ tích cực, tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở, đầy tin tưởng và hỗ trợ.

4. Các phương pháp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả

Quản lý cảm xúc là một kỹ năng có thể rèn luyện thông qua những thói quen tích cực mỗi ngày. Việc áp dụng các phương pháp phù hợp sẽ giúp bạn nhận diện, điều tiết và chuyển hóa cảm xúc một cách hiệu quả. Dưới đây là những cách thực tiễn giúp bạn từng bước làm chủ thế giới nội tâm của mình.

Các phương pháp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả
Các phương pháp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả

4.1. Ngồi thiền

Thiền là một trong những phương pháp nền tảng và bền vững giúp bạn nâng cao khả năng quản lý cảm xúc. Bằng cách quay về với hiện tại, quan sát cảm xúc một cách tĩnh tại và không phán xét, thiền giúp bạn xây dựng sự nhận thức sâu sắc về thế giới nội tâm.

Không chỉ hỗ trợ giải tỏa stress, thiền còn rèn luyện khả năng tập trung, nâng cao độ nhạy bén với cảm xúc của chính mình. Qua thời gian, bạn sẽ nhận thấy mình kiểm soát tốt hơn các phản ứng cảm xúc, tránh được những hành động bốc đồng và xây dựng được tâm thế vững vàng hơn trong cuộc sống.

4.2. Thường xuyên viết nhật ký những gì bạn cảm thấy

Viết nhật ký không đơn thuần là một thói quen, mà còn là một phương pháp tự chăm sóc cảm xúc đầy hiệu quả. Khi bạn ngồi xuống và viết ra những suy nghĩ, cảm xúc đã trải qua trong ngày, đó chính là lúc bạn đang tạo ra một “không gian an toàn” để đối thoại với chính mình – không áp lực, không phán xét.

Thông qua từng con chữ, bạn có cơ hội nhìn lại cảm xúc một cách rõ ràng và có hệ thống hơn: điều gì khiến bạn vui, điều gì khiến bạn tổn thương, điều gì khiến bạn phản ứng một cách thái quá? Những ghi chép này chính là tấm gương phản chiếu nội tâm, giúp bạn dần hiểu rõ nguyên nhân đằng sau cảm xúc và từ đó rèn luyện khả năng điều tiết một cách chủ động hơn.

Đặc biệt, viết nhật ký có tác dụng giải tỏa cảm xúc rất mạnh mẽ. Những lúc tâm trạng hỗn loạn hay cảm xúc dâng cao, việc “đổ” hết những suy nghĩ trong đầu ra giấy giúp bạn nhẹ lòng, giảm căng thẳng và lấy lại sự cân bằng. Đó là bước đầu tiên để làm dịu tâm trí, từ đó đưa ra những quyết định lý trí hơn.

4.3. Điều tiết cảm xúc thay vì cố gắng đàn áp

Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến khi rèn luyện quản lý cảm xúc là cho rằng kiểm soát đồng nghĩa với kìm nén. Trên thực tế, đàn áp cảm xúc – cố tình che giấu, phớt lờ hoặc "bỏ qua" cảm xúc thật – chỉ khiến những cảm xúc ấy tích tụ dần và bùng phát vào những thời điểm ít kiểm soát nhất. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần mà còn gây tổn hại đến sức khỏe thể chất về lâu dài.

Thay vì cố gắng ép mình "không được buồn", "không được giận", bạn hãy học cách điều tiết cảm xúc – tức là thừa nhận sự tồn tại của chúng, lắng nghe thông điệp phía sau, và chọn cách thể hiện phù hợp với hoàn cảnh. Đây chính là sự khác biệt giữa một người bị cảm xúc điều khiển và một người làm chủ cảm xúc của mình.

4.4. Định vị cảm xúc của bản thân

“Định vị cảm xúc” không chỉ là việc nhận ra mình đang vui hay buồn, mà còn là một kỹ năng nền tảng giúp bạn chủ động điều hướng cảm xúc thay vì bị cảm xúc điều khiển. Đây là bước đầu tiên trong hành trình làm chủ trí tuệ cảm xúc.

Định vị cảm xúc cũng đồng nghĩa với việc tìm hiểu nguồn gốc của cảm xúc: cảm giác này đến từ đâu? Tình huống nào đã kích hoạt nó? Nó liên quan đến một niềm tin, ký ức hay nỗi sợ nào chưa được giải quyết? Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn đang dần hiểu bản thân sâu sắc hơn, từ đó dễ thích ứng, vượt qua và phát triển từ những trải nghiệm cảm xúc.

4.5. Học cách suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực không phải là phủ nhận những điều tiêu cực, mà là chủ động lựa chọn góc nhìn giúp bạn vững vàng và hành động khôn ngoan hơn. Khi rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc, thái độ tích cực đóng vai trò như “lá chắn” giúp bạn đối mặt với khó khăn mà không bị nhấn chìm bởi cảm xúc tiêu cực.

Thay vì tự hỏi: “Tại sao chuyện này lại xảy ra với mình?”, hãy thử đổi thành: “Điều này đang dạy cho mình điều gì?”

Sự thay đổi nhỏ trong tư duy có thể tạo ra khác biệt lớn trong phản ứng cảm xúc, giúp bạn giữ được sự bình tĩnh, kiên cường và tập trung vào giải pháp hơn là than phiền.

Học cách suy nghĩ tích cực
Học cách suy nghĩ tích cực

4.6. Sử dụng ngôn từ khéo léo

Ngôn từ là công cụ phản ánh và định hình cảm xúc. Những người biết quản lý cảm xúc hiệu quả luôn đi kèm với khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt, tế nhị, giúp giao tiếp trở nên tích cực và thấu cảm hơn.

Việc chọn cách diễn đạt nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ “tôi cảm thấy...” thay vì “bạn khiến tôi...” có thể giảm thiểu xung đột, mở ra không gian đối thoại tích cực. Ngôn từ khéo léo không chỉ giúp giữ hình ảnh bản thân, mà còn góp phần xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và tin cậy.

4.7. Học cách bộc lộ cảm xúc

Quản lý cảm xúc không có nghĩa là giữ mọi thứ trong lòng. Ngược lại, biết bộc lộ cảm xúc một cách chân thành, đúng thời điểm, đúng cách là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao. Việc bộc lộ giúp người khác hiểu bạn hơn, đồng thời giúp chính bạn được giải tỏa áp lực nội tâm.

Tuy nhiên, bộc lộ cảm xúc cần đi cùng với sự tỉnh táo và tự nhận thức, tránh để cảm xúc bùng nổ theo cách tiêu cực. Bạn có thể luyện tập cách chia sẻ cảm xúc qua việc viết, trò chuyện với người tin cậy, hoặc tham gia các hoạt động nghệ thuật như vẽ, ca hát – miễn là cảm xúc được “chảy ra” một cách lành mạnh.

>> THAM KHẢO: 8 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT HIỆU QUẢ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA

5. Hậu quả của việc không kiểm soát được cảm xúc

Việc để cảm xúc tiêu cực kéo dài mà không được kiểm soát không chỉ ảnh hưởng đến hành vi và các mối quan hệ xã hội, mà còn để lại những hệ quả nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần. Cụ thể:

1 - Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

  • Gây tổn hại cho hệ thần kinh: Những cảm xúc tiêu cực như lo âu và căng thẳng kéo dài làm suy giảm lưu lượng máu lên não, từ đó dẫn đến các triệu chứng như đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình hay các bệnh lý về thần kinh. 
  • Rối loạn tiêu hóa: Các vấn đề phổ biến bao gồm đau dạ dày, rối loạn nhu động ruột, tăng tiết dịch vị, khiến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
  • Tác động xấu đến tim mạch: Khi tức giận, lo lắng hoặc stress kéo dài, cơ thể sản sinh nhiều hormone gây co mạch máu, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Những thay đổi này nếu diễn ra liên tục sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ ở người có nền tảng sức khỏe yếu.
  • Gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp: Cảm xúc tiêu cực như tức giận có thể làm rối loạn lưu lượng máu đến phổi, gây khó thở, cảm giác ngột ngạt, và có thể kích hoạt hen suyễn ở người có cơ địa nhạy cảm. 
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

2 - Dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột với người xung quanh

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, việc không kiểm soát được cảm xúc còn kéo theo hàng loạt hệ lụy trong các mối quan hệ xã hội và hiệu suất sống hằng ngày:

Khi bị cảm xúc tiêu cực như tức giận hay thất vọng chi phối, con người thường khó kiểm soát lời nói và hành vi của mình. Những lời nói thiếu suy nghĩ hay hành động bộc phát có thể gây tổn thương cho người khác và tạo ra những mâu thuẫn không cần thiết.

Trong nhiều trường hợp, mâu thuẫn kéo dài có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như rạn nứt tình cảm gia đình, xung đột nơi làm việc, thậm chí là bạo lực hoặc đổ vỡ các mối quan hệ quan trọng.

3 - Khó ngủ

Cảm giác căng thẳng, lo âu hoặc chán nản kéo dài khiến não bộ liên tục bị kích thích, dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Việc thiếu ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng mà còn làm giảm khả năng tập trung, suy nghĩ tiêu cực và tạo ra vòng xoáy trầm cảm – rối loạn lo âu nếu kéo dài mà không được can thiệp kịp thời.

4 - Không tập trung

Cảm xúc, dù là tiêu cực (căng thẳng, lo âu) hay tích cực quá mức (phấn khích, vui mừng), đều có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì sự tập trung. Khi tâm trí bị cuốn theo dòng cảm xúc, bạn sẽ khó hoàn thành các nhiệm vụ đang làm, giảm hiệu suất công việc, học tập và dễ mắc sai sót.
Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giúp tái lập sự cân bằng nội tại, tăng khả năng tập trung và kiểm soát tốt hơn quá trình tư duy – hành động.

6. Bí quyết để kích hoạt trạng thái cảm xúc

Cảm xúc không chỉ là phản ứng tự nhiên, mà còn là năng lượng thúc đẩy hành động và kết nối con người. Việc chủ động kích hoạt trạng thái cảm xúc tích cực sẽ giúp bạn sống trọn vẹn hơn, làm việc hiệu quả hơn và xây dựng các mối quan hệ bền vững. 

Bí quyết để kích hoạt trạng thái cảm xúc
Bí quyết để kích hoạt trạng thái cảm xúc

6.1. Chấp nhận cảm xúc của chính mình

Bí quyết đầu tiên để điều chỉnh và kích hoạt trạng thái cảm xúc tích cực chính là cho phép bản thân được cảm nhận trọn vẹn những gì đang diễn ra bên trong. Thay vì cố gắng phủ nhận, kìm nén hay đẩy lùi cảm xúc, hãy học cách chào đón chúng một cách bình tĩnh và không phán xét.

Sự tức giận, buồn bã hay lo lắng đều là những phản ứng hoàn toàn tự nhiên – bạn không cần phải cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ vì mình có những cảm xúc ấy. Việc thừa nhận cảm xúc là bước đầu để hiểu sâu hơn về nguyên nhân ẩn sau chúng, từ đó tìm ra hướng giải quyết tích cực, thay vì bị cảm xúc chi phối hành động.

6.2. Nhận biết tín hiệu cảm xúc

Một trong những cách hiệu quả nhất để quản lý cảm xúc là lắng nghe những tín hiệu sớm mà cơ thể và tâm trí gửi đến. Cảm xúc thường không xuất hiện một cách ngẫu nhiên – chúng luôn đi kèm với những dấu hiệu vật lý cụ thể như tim đập nhanh, hơi thở gấp, nhức đầu, căng cơ, hoặc cảm giác bồn chồn khó tả.

Khi bạn rèn luyện khả năng nhận diện những dấu hiệu này, bạn sẽ kịp thời “bắt sóng” cảm xúc trước khi chúng trở nên quá mạnh mẽ. Điều này giúp bạn giữ được sự tỉnh táo, điều chỉnh hành vi một cách chủ động, tránh rơi vào những phản ứng thiếu kiểm soát trong tình huống nhạy cảm.

6.3. Đừng để cảm xúc tiêu cực nắm quyền kiểm soát

Cảm xúc tiêu cực không thể tránh khỏi – nhưng bạn luôn có quyền chọn cách phản ứng. Hãy nhớ rằng cảm xúc tiêu cực như tức giận, ghen tị hay tổn thương chỉ thực sự nguy hiểm khi chúng trở thành người điều khiển vô lăng cuộc sống của bạn.

Thay vì đổ lỗi hay né tránh, hãy can đảm đối diện với sai lầm, học từ trải nghiệm, và buông bỏ nhu cầu phải đúng trong mọi tình huống. Hạn chế suy nghĩ tiêu cực bằng cách chuyển đổi ngôn ngữ nội tâm sang những câu từ tích cực hơn, đồng thời chủ động dành lời khen, sự ghi nhận cho người khác.

6.4. Điều tiết cảm xúc thay vì kìm nén

Việc kìm nén cảm xúc không khiến chúng biến mất, mà ngược lại, có thể khiến chúng âm ỉ tích tụ và bùng nổ mạnh mẽ hơn vào những lúc bạn không ngờ tới. Khi cảm xúc bị đè nén trong thời gian dài, cơ thể và tâm trí dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, mệt mỏi kéo dài, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Thay vì cố gắng che giấu hoặc “tắt” cảm xúc, hãy học cách điều tiết – tức là cân bằng giữa việc cảm nhận và kiểm soát. Một cách đơn giản và hiệu quả là sử dụng kỹ thuật thở chậm, sâu kết hợp với việc thả lỏng cơ thể. Mỗi nhịp hít vào và thở ra chậm rãi là một lần bạn cho phép cảm xúc được quan sát, dịu lại và tan biến một cách tự nhiên.

Điều tiết cảm xúc thay vì kìm nén
Điều tiết cảm xúc thay vì kìm nén

6.5. Điều chỉnh cơ thể

Cảm xúc và cơ thể luôn kết nối chặt chẽ. Khi bạn tức giận hay căng thẳng, cơ thể thường phản ứng bằng những dấu hiệu rõ rệt như co cứng vai gáy, nắm chặt tay, tim đập nhanh hoặc thở gấp. Đây là lúc bạn cần can thiệp từ chính biểu hiện bên ngoài để làm dịu nội tâm bên trong.

Hãy thử dừng lại vài phút, điều chỉnh tư thế, thư giãn các nhóm cơ bị căng, và tập trung vào hơi thở sâu, đều đặn. Việc quay về với cơ thể là cách giúp lấy lại quyền chủ động trước khi cảm xúc chi phối hành vi, từ đó bạn có thể phản ứng tỉnh táo và phù hợp hơn với tình huống đang diễn ra.

7. Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc 

Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc là hành trình giúp mỗi người xây dựng sự ổn định tâm lý, cân bằng nội tâm và hành xử phù hợp với bối cảnh xã hội. Tuy nhiên, để quá trình này đạt hiệu quả, cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc

1 - Không giấu diếm cảm xúc

Một trong những hiểu lầm phổ biến khi nói về kiểm soát cảm xúc là cho rằng "kiềm chế" đồng nghĩa với "kìm nén". Thực tế, việc phủ nhận hoặc giả vờ như không có cảm xúc không chỉ vô ích mà còn gây phản tác dụng – dẫn đến căng thẳng, bức bối và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý.

Quản lý cảm xúc không có nghĩa là biến mình thành một chiếc mặt nạ vô cảm. Ngược lại, đó là khả năng thể hiện cảm xúc một cách chân thành nhưng kiểm soát được cường độ và cách biểu đạt, sao cho không làm tổn thương người khác hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.

2 - Nhận sự hỗ trợ từ chuyên gia

Trong một số trường hợp, nếu cảm xúc tiêu cực kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống hoặc các mối quan hệ xung quanh, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý là một lựa chọn cần thiết và nên được ưu tiên.

  • Giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của chính mình, xác định được các kiểu phản ứng cảm xúc tiêu cực hoặc lặp lại không lành mạnh.
  • Cung cấp phương pháp và kỹ thuật thực hành phù hợp như liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT), thư giãn – thiền chánh niệm (mindfulness), mô hình xử lý cảm xúc REBT,...
  • Hướng dẫn cách điều chỉnh tư duy và hành vi, từ đó giúp bạn xây dựng lại khả năng thích nghi, phục hồi và phát triển cảm xúc lành mạnh hơn.
  • Đưa ra các lời khuyên theo tình huống cá nhân hóa, đảm bảo mỗi người đều nhận được sự đồng hành đúng hướng và an toàn.

3 - Không quá ép buộc bản thân

Một trong những sai lầm phổ biến khi học cách kiểm soát cảm xúc là cố gắng kìm nén hoặc kiểm soát quá mức. Điều này không những không hiệu quả mà còn khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng liên tục, dễ dẫn đến sự kiệt quệ về tinh thần và tổn thương sức khỏe tâm lý.

Thay vì gồng mình kiểm soát mọi cảm xúc, hãy bắt đầu bằng việc nhận diện và thấu hiểu cảm xúc của chính mình. Cho phép bản thân được trải nghiệm cảm xúc một cách chân thực, rồi từ đó lựa chọn cách phản ứng phù hợp. Một vài cách đơn giản giúp bạn quay về trạng thái cân bằng như: hít thở sâu, dành một khoảng thời gian ngắn để bình tâm, hoặc viết ra cảm xúc để xử lý từ từ.

Với những kiến thức và phương pháp được chia sẻ, hy vọng bạn sẽ bắt đầu hành trình rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc một cách hiệu quả. Hãy nhớ rằng, kỹ năng quản lý cảm xúc là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự kiên nhẫn và thực hành thường xuyên để bạn có thể làm chủ bản thân và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc thể hiện ở khả năng thấu hiểu và điều tiết cảm xúc của bản thân một cách phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này bao gồm việc nhận diện chính xác những gì mình đang cảm nhận, đánh giá được tác động của cảm xúc đó đến hành vi, lời nói của bản thân, cũng như ảnh hưởng đến người khác.

Các bài viết cùng chủ đề
KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ? BÍ QUYẾT RÈN LUYỆN GIÚP TƯ DUY ĐỘT PHÁ
Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện giúp bạn suy nghĩ logic, đánh giá thông tin chính xác và đưa ra quyết định hiệu quả để nân...
20 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO GIÚP BẠN TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮC
Nâng tầm sự nghiệp với kỹ năng lãnh đạo. Tìm hiểu các phương pháp rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, giúp bạn tự tin dẫn dắt và tạo ảnh h...
6 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN BÀI BẢN VÀ HIỆU QUẢ
Khám phá cách xây dựng kế hoạch phát triển bản thân hiệu quả, giúp bạn cải thiện kỹ năng, đạt được mục tiêu và nâng cao chất lượng...
6 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIÚP NHÀ LÃNH ĐẠO DẪN DẮT ĐỘI NGŨ HIỆU QUẢ
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn tư duy logic, ra quyết định chính xác và xử lý tình huống hiệu quả. Tìm hiểu quy trình 6 bước v...
4 BƯỚC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN GIÚP PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP BỀN VỮNG
Định vị thương hiệu cá nhân giúp bạn tạo dấu ấn, tăng uy tín và bứt phá sự nghiệp. Áp dụng ngay 4 chiến lược hiệu quả để xây dựng...
8 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT HIỆU QUẢ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA
Khám phá 8 kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả giúp nhà lãnh đạo xây dựng môi trường làm việc hòa hợp, tăng cường sự hợp tác và h...
10 BÍ QUYẾT RÈN LUYỆN KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN ĐỂ KHẲNG ĐỊNH BẢN LĨNH
Khám phá bản thân giúp bạn phát triển và khẳng định bản lĩnh. Hãy áp dụng 10 bí quyết rèn luyện kỹ năng khám phá bản thân để thành...
21 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ VỮNG MẠNH
Khám phá 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo giúp nâng cao kỹ năng lãnh đạo, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ và đạt được thành côn...
15 KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI KHÁCH HÀNG GIÚP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ BỀN VỮNG
Khám phá những kỹ năng giao tiếp với khách hàng giúp tạo dựng mối quan hệ tốt, tăng sự hài lòng và nâng cao uy tín doanh nghiệp.
KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC: BÍ QUYẾT GIỮ CHÂN NHÂN TÀI VÀ TĂNG HIỆU SUẤT
Khám phá kỹ năng tạo động lực hiệu quả để nâng cao tinh thần làm việc, duy trì động lực dài lâu và phát triển đội ngũ nhân viên mạ...
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ ĐỘI NHÓM ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA
Tìm hiểu những kỹ năng quản lý đội nhóm quan trọng giúp nhà quản lý tối ưu hiệu suất làm việc, xây dựng đội ngũ gắn kết và đạt đượ...
5 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO THEO JOHN MAXWELL TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO ĐÍCH THỰC
Khám phá 5 cấp độ lãnh đạo theo John Maxwell giúp bạn phát triển bản thân, xây dựng đội ngũ và tạo ảnh hưởng bền vững.
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO: CHÌA KHÓA ĐỂ XÂY DỰNG TỔ CHỨC MẠNH MẼ
Tìm hiểu các phong cách lãnh đạo nổi bật và cách áp dụng chúng để nâng cao hiệu quả công việc, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển...
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO VÀ CÁCH ÁP DỤNG VÀO QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ THÀNH CÔNG
Khám phá nghệ thuật lãnh đạo, bí quyết giúp nhà quản lý truyền cảm hứng, xây dựng đội ngũ vững mạnh và dẫn dắt doanh nghiệp phát t...
CỘNG ĐỒNG MẸ VÀ BÉ HỖ TRỢ KẾT NỐI, CHIA SẺ VÀ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP
Khám phá vai trò của cộng đồng mẹ và bé trong chia sẻ kinh nghiệm, kết nối kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp dành cho phụ nữ hiện đ...
BẬT MÍ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP MẸ VÀ BÉ TĂNG X5 DOANH SỐ
Quản lý nhân sự doanh nghiệp mẹ và bé hiệu quả, tối ưu đào tạo, tuyển dụng và giữ chân nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ và p...

Đăng ký tham gia cộng đồng CafeMom