1. Các triệu chứng của bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa
Những triệu chứng mà nhiều bà bầu có thể mắc phải trong thai kỳ do hệ miễn dịch suy giảm, khiến cơ thể dễ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hoặc dị ứng. Các triệu chứng viêm họng trong giai đoạn này có rất nhiều nguyên nhân cùng với nhiều triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
1.1 Triệu chứng viêm họng thông thường
Đối với viêm họng thông thường mom có thể gặp phải những biểu hiện thông thường như:
- Cảm giác họng nóng rát, khó chịu, đặc biệt khi nuốt hoặc nói chuyện. Khi nuốt thường cảm thấy có thứ gì đó chặn lại, rất khó nuốt là do viêm nhiễm ở họng gây sưng, đau và làm hẹp đường họng, và mức độ đau tăng lên khi ăn, uống hoặc thậm chí khi nuốt nước bọt. Quan sát thấy họng sưng hoặc có các mảng đỏ, đôi khi xuất hiện mảng trắng do vi khuẩn gây nên.
- Ho kéo dài có thể khiến họng càng bị kích ứng, ho đặc biệt nhiều lúc nửa đêm hoặc rạng sáng. Nếu mẹ bầu bị viêm thanh quản kèm theo có thể khiến giọng nói bị thay đổi hoặc mất tiếng.
- Nếu viêm họng do nhiễm khuẩn, mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc ớn lạnh. Hắt xì và chảy nhiều nước mũi, nghẹt mũi chúng thường gặp nếu viêm họng do virus cảm lạnh.
- Đau đầu và mệt mỏi: Cảm giác kiệt sức đi kèm với đau họng có thể khiến mẹ bầu khó chịu hơn.
Các triệu chứng viêm họng điển hình
Xem thêm: TOP 10 APP THEO DÕI THAI KỲ TỐT NHẤT HIỆN NAY MÀ BÀ BẦU NÊN BIẾT
1.2. Triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn (Streptococcus pyogenes – liên cầu khuẩn nhóm A) là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, thường nghiêm trọng hơn so với viêm họng thông thường do virus. Đặc biệt, bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa thường gặp phải những triệu chứng này rất nhiều. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của viêm họng do liên cầu khuẩn:
- Cơn đau họng dữ dội là biểu hiện nổi bật, kéo dài và tăng lên khi nuốt thức ăn hoặc nước thường những biểu hiện này giống với những triệu chứng viêm họng thông thường nên nhiều mẹ bầu không phát hiện sớm loại bệnh này.
- Thường bị sốt cao trên 38°C, kèm theo cảm giác ớn lạnh và mệt mỏi, chán ăn, làm cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái kiệt sức và suy yếu.
- Amidan sưng đỏ, đôi khi có các đốm trắng hoặc mủ trên bề mặt, là dấu hiệu điển hình, kèm theo hạch cổ sưng đau khi chạm vào.
- Khác với viêm họng do virus thông thường, viêm họng do liên cầu khuẩn thường không có các triệu chứng cảm lạnh điển hình như chảy nước mũi, ho hay nghẹt mũi.
Loại viêm họng này có thể gây ra nhiều biến chứng bất ngờ và diễn biến rất nhanh như:
- Sốt thấp khớp (Rheumatic fever) – có thể gây viêm khớp, đau nhức các khớp, và tổn thương van tim vĩnh viễn nếu không được điều trị.
- Viêm cầu thận khi làm tổn thương chức năng thận và dẫn đến phù nề, tăng huyết áp
- Nhiễm trùng lan rộng dẫn đến áp-xe quanh amidan hoặc gây nhiễm trùng máu.
2. Nguyên nhân gây viêm họng khi mang thai
Viêm họng khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ tác động của môi trường đến những sự thay đổi về hormone trong cơ thể trong quá trình mang thai. Một số nguyên nhân làm cho viêm họng nhất là bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa được nhiều bác sĩ và chuyên gia kết luận như sau:
- Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường suy giảm vì cơ thể tập trung bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, khiến mẹ dễ bị nhiễm các loại virus hoặc vi khuẩn, trong đó phổ biến là cảm cúm, cảm lạnh - chứng bệnh gây viêm họng.
- Những dị ứng theo mùa hoặc do phấn hoa, bụi mịn nếu hít phải có nhiều cũng có thể gây kích ứng đường hô hấp, khiến họng sưng đau và gây ra các cơn ho khó chịu. Thêm vào đó thời tiết khô lạnh hoặc việc thường xuyên ở trong phòng điều hòa làm khô niêm mạc họng, dễ dẫn đến viêm họng nhất là trường hợp bà bầu bị viêm họng hạt.
- Một nguyên nhân khác là trào ngược dạ dày – tình trạng phổ biến khi mang thai càng ngày càng to sẽ chèn ép lên dạ dày, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng và đau rát ở họng.
- Lây nhiễm chéo từ người xung quanh khi tiếp xúc gần với người đang bị cảm cúm hoặc viêm họng, đặc biệt trong giai đoạn hệ miễn dịch của cơ thể
Nguyên nhân gây viêm họng
Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI MẸ BẦU NÊN BIẾT
3. Cách điều trị viêm họng trong thai kỳ hữu hiệu nhất
Tuy viêm họng chỉ là những bệnh thông thường không quá nghiêm trọng nhưng nếu bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus, bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng và cần điều trị bằng kháng sinh phù hợp, an toàn cho thai nhi. Vậy bà bầu bị viêm họng thì làm thế nào? Sẽ có 2 phương pháp điều trị được nhiều bác sĩ ứng dụng là điều trị bằng phương pháp tự nhiên hoặc bằng dược phẩm.
3.1. Điều trị bằng phương pháp tự nhiên
Điều trị viêm họng bằng phương pháp tự nhiên là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai, giúp giảm triệu chứng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
3.1.1 Chanh đào ngâm đường phèn
Mật ong nổi tiếng Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm, giảm đau rát và nghẹn vướng ở cổ họng để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhờ có axit citric. Chanh giàu vitamin C tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hồi phục những tổn thương của cơ thể.
Cách làm như sau:
- Rửa sạch chanh đào với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và chất bảo quản, sau đó để ráo nước.
- Cắt lát hoặc để nguyên quả (có thể khía nhẹ vài đường trên vỏ để tinh chất dễ ngấm).
- Xếp chanh và đường phèn xen kẽ trong hũ thủy tinh, lớp cuối cùng phủ đường phèn lên trên cùng.
- Đậy kín và ngâm trong 2-3 tuần ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau thời gian này, chanh đào sẽ tiết ra nước và tạo thành hỗn hợp sánh ngọt, thơm dịu.
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa có thể sử dụng mỗi sáng như pha 1-2 thìa nước chanh đào với nước ấm để làm dịu họng và tăng sức đề kháng. Nhưng không nên uống quá nhiều vì lượng đường cao có thể gây tăng đường huyết, đặc biệt ở những mẹ bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Cách điều trị viêm họng
3.1.2 Uống nước gừng
Nước gừng là một trong những thức uống tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Gừng không chỉ giúp làm giảm triệu chứng khó chịu mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Với các làm cực kỳ đơn giản, nhanh gọn tiện lợi chế biến ở bất cứ nơi đâu:
- Rửa sạch gừng: Chà gừng dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Gọt vỏ và cắt lát: Có thể cắt gừng thành lát mỏng hoặc băm nhỏ để tăng độ ngấm vào nước.
- Đun sôi nước: Cho gừng đã chuẩn bị vào nồi nước, đun sôi khoảng 10-15 phút.
- Thêm mật ong: Nếu thích vị ngọt tự nhiên, bạn có thể thêm một ít mật ong vào nước gừng sau khi nấu.
- Lọc và uống: Để nguội, lọc nước gừng ra và uống nóng hoặc lạnh, tùy theo sở thích.
3.1.3 Tắm nước nóng
Nghe có vẻ rất đơn giản nhưng tắm nước nóng có thể là một phương pháp hữu hiệu để giúp bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa điều trị bệnh này, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Nhiệt độ cao từ nước nóng kích thích lưu thông máu hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm viêm sưng ở niêm mạc họng. Hơi nước bốc lên từ nước nóng còn giúp làm ẩm đường hô hấp, giảm nghẹt mũi và thông thoáng khí quản, từ đó làm dịu cơn ho. Mẹ bầu có thể bỏ thêm một ít tinh dầu tràm hoặc muối để tăng cường hiệu quả với độ nóng là khoảng 37-39 độ C và thời gian tắm khoảng 15-20 phút.
3.1.4 Dùng nước ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm là một phương pháp an toàn và hiệu quả giúp giảm viêm và đau họng. Mẹ bầu có thể tự pha nước muối bằng cách hòa 1/2 thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày.
3.2. Điều trị bằng thuốc
Khi bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa, việc điều trị bằng thuốc cần được thực hiện cẩn thận và dưới sự giám sát của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Lưu ý mọi thuốc sử dụng điều trị phải cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu triệu chứng viêm họng không giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn như sốt cao kéo dài, khó thở,..., mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Paracetamol: Là thuốc giảm đau và hạ sốt an toàn cho phụ nữ mang thai. Paracetamol có thể giúp làm dịu cơn đau họng và giảm sốt.
- Nếu viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là do liên cầu khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh an toàn cho thai kỳ như Amoxicillin hoặc Penicillin. Việc sử dụng kháng sinh chỉ được thực hiện khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ và cần tuân thủ đúng liều lượng.
- Một số loại thuốc xịt họng có thành phần tự nhiên hoặc chiết xuất từ thảo dược có thể được khuyên dùng để làm dịu cơn đau họng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Phòng ngừa viêm họng khi mang thai
Phòng ngừa viêm họng trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng, vì sức khỏe của mẹ bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
4.1. Tăng cường hệ miễn dịch
Xây dựng một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng với nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi, ổi và các loại thực phẩm chứa omega-3, canxi để tăng cường sức đề kháng. Cung cấp đủ nước cho cơ thể để duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bà bầu có thể tham gia vào những lớp yoga nhẹ nhàng để vừa rèn luyện được sự dẻo dai mà còn giảm stress, nâng cao chất lượng tin thần và thể chất trong suốt 9 tháng thai kỳ.
4.2. Tránh tiếp xúc với người bệnh
Hạn chế tiếp xúc gần với những người có triệu chứng cảm lạnh, cúm hoặc viêm họng và khi ở nơi đông người hoặc nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, việc đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi các tác nhân gây bệnh.
Xây dựng thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh, hoặc ngay sau khi về đến nhà. Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và virus.
Phòng ngừa viêm họng cho bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa
Xem thêm: 12 DẤU HIỆU MANG THAI THƯỜNG GẶP SAU TUẦN ĐẦU TIÊN
4.3. Bảo vệ sức khỏe đường hô hấp
Để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn và các tác nhân ô nhiễm khác. Nếu có thể, nên ở trong môi trường sạch sẽ và thoáng đãng. Trang bị những chiếc khẩu trang chất lượng có khả năng lọc được bụi mịn siêu nhỏ khi đến những nơi như vậy nhé. Có thể trang bị thêm những máy tạo độ ẩm trong phòng có thể giúp giữ ẩm cho niêm mạc họng nếu trong phòng không khí quá khô.
5. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của CafeMom về những kiến thức khi bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa. Hy vọng bài viết trên có thể giúp mẹ bầu phòng tránh hoặc điều trị dứt điểm những triệu chứng không mấy dễ chịu của bệnh viêm họng này nhé!