CHUYỂN DẠ GIẢ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN GẶP BÁC SĨ KHI NÀO?

Đến những tháng cuối của thai kỳ những mom sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ, chuẩn bị để đón những em bé chào đời. Nhưng cũng có những tín hiệu chuyển dạ giả mà không phải mom nào cũng phân biệt được. Cùng CafeMom sẽ tìm hiểu chi tiết về chuyển dạ giả trong bài viết dưới đây.

1. Chuyển dạ giả là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Trước hết chúng ta tìm hiểu về chuyển dạ giả là gì? Chuyển dạ giả (hay còn gọi là cơn gò Braxton Hicks) là hiện tượng tử cung co thắt trong thời gian cuối thai kỳ nhưng chưa phải là thời điểm sinh thực sự. Những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này được nhiều chuyên gia giải thích và bàn luận nhưng chủ yếu là:

  • Cơ thể chuẩn bị cho chuyển dạ: Những cơn gò này giúp tử cung làm quen với quá trình co bóp cần thiết trong quá trình sinh thật sau này. Với thai nhi ngày càng lớn thì việc tử cung phải co giãn để thích nghi với sự phát triển này. Điều này có thể kích thích các cơn gò nhẹ
  • Thiếu nước hoặc mệt mỏi: Cơn gò Braxton Hicks có thể xuất hiện khi cơ thể mẹ bầu thiếu nước, tử cung có thể co bóp nhiều hơn để có thể phát đi những cảnh báo cơ thể cần được bổ sung nước.
  • Hoạt động thể chất: Mẹ bầu đi lại nhiều, tập thể dục hoặc thay đổi tư thế đột ngột có thể kích thích tử cung và gây ra cơn co thắt.
  • Bàng quang đầy hoặc quan hệ tình dục: Những kích thích từ bên ngoài hoặc nội tiết tố cũng có thể gây ra cơn gò. Có thể khi bàng quang bị đầy, nó có thể chèn ép tử cung và gây ra những cơn co nhẹ, hoặc quan hệ tình dục có thể kích hoạt các cơn co tử cung nhẹ do sự giải phóng hormone oxytocin và các kích thích từ cổ tử cung.
Chuyển dạ giả là gì?

Chuyển dạ giả là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ giả chính xác nhất

Những cơn co thắt này là hiện tượng bình thường và không phải dấu hiệu nguy hiểm. Những cách để phân biệt những dấu hiệu chuyển dạ giả chính xác nhất được các bác sĩ chia sẻ như:

  • Cơn gò không đều và không theo chu kỳ: Mẹ bầu để ý đến tần suất những cơn co thắt có liên tục hay ngắt quãng, và khoảng cách giữa các cơn gò không đều, có thể dài hoặc ngắn, và không tăng dần theo thời gian.
  • Cường độ cơn gò: Những con gò chỉ gây cảm giác khó chịu, nhẹ hoặc hơi căng cứng bụng, nhưng không tăng dần cảm giác đau đớn theo thời gian hay không có cảm giác đau mạnh thì mẹ bầu không nên lo lắng vì nó không như trong cơn co thắt chuyển dạ thật.
  • Giảm khi thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi: Cơn gò có thể sẽ biến mất hoặc giảm đi khi mom nằm nghỉ hoặc thay đổi tư thế khi ngồi hoặc nằm. Đôi lúc chúng còn biến mất khi mẹ bầu có những hoạt động thư giãn như tắm nước ấm, đi lại nhẹ nhàng, hoặc uống nước cũng giúp giảm cơn gò.
  • Không kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ khác: Việc chuyển dạ chỉ xảy ra một mình mà không bao gồm những dấu hiệu khác như không ra dịch nhầy báo sinh, chưa có hiện tượng vỡ ối hoặc rỉ nước ối hay không có cảm giác đau nhói từ lưng xuống bụng dưới.

Tuy chúng rất bình thường nhưng nếu những biểu hiện này trở nên quá đau hoặc kéo dài, mẹ bầu nên liên hệ khám thai với bác sĩ để được kiểm tra và đảm bảo không có nguy cơ sinh non.

Xem thêm: MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ VẮC XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ giả

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ giả

3. Cách phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật

Khi phân biệt giữa những dấu hiệu chuyển dạ giả và chuyển dạ thật có 6 yếu tố khác nhau đơn giản, dễ thấy nhất như sau:

3.1 Thời gian bắt đầu xảy ra

Những dấu hiệu của cơn gò Braxton Hicks thường xuất hiện sớm nhất từ tuần 20 trở đi và thường thì chúng sẽ xuất hiện từ tuần 28 trở đi nhưng chuyển dạ thật chỉ xảy ra vào khoảng tuần 36-40) và các cơn gò có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn do cơ thể chuẩn bị cho chuyển dạ thật. Thời điểm dễ xuất hiện vào buổi tối hoặc khi nghỉ ngơi thư giãn.

Đôi khi, nhưng giai đoạn cuối thai kỳ, các cơn gò có thể trở nên rõ ràng hơn, gây cảm giác căng cứng nhưng vẫn không đều đặn và không gây đau dữ dội và càng ngày dự sinh, mẹ bầu có thể gặp những cơn gò mạnh hơn nhưng vẫn là chuyển dạ giả nếu chúng không đều đặn và không làm cổ tử cung giãn nở.

3.2 Dấu hiệu đặc trưng

Các cơn co thắt này gây cảm giác căng cứng nhẹ ở bụng nhưng không tăng dần về cường độ và không kéo dài lâu, mỗi cơn chỉ khoảng 30 giây đến 2 phút. Đặc điểm nổi bật là chúng sẽ giảm hoặc biến mất khi mẹ bầu nghỉ ngơi, uống nước, tắm nước ấm hoặc thay đổi tư thế. Khác với chuyển dạ thật, các cơn gò này không gây đau nhiều và không kèm theo các dấu hiệu khác như ra dịch nhầy, vỡ ối hay đau lan từ lưng xuống bụng. 

Xem thêm: NHỮNG MỐC LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KỲ MÀ MẸ BẦU KHÔNG NÊN BỎ LỠ

3.3 Vị trí 

Chuyển dạ giả chủ yếu thường gây cảm giác căng cứng tập trung chủ yếu ở vùng bụng trước hoặc phía trên tử cung. Thường thì những cơn gò này không lan tỏa xuống vùng lưng dưới hoặc bụng dưới, điều này giúp phân biệt với chuyển dạ thật, khi cơn đau thường bắt đầu từ lưng dưới rồi di chuyển ra phía trước bụng và trở nên dữ dội hơn. 

Ngoài ra, chuyển dạ giả không gây những cơn đau, nhói rõ rệt lên vùng chậu hay tử cung dưới như cơn co của chuyển dạ thật. Những cơn gò này chỉ gây cảm giác khó chịu nhẹ ở bề mặt bụng và không đi sâu hoặc lan rộng, bắt đầu từ phía sau, bao quanh bụng như chuyển dạ thật, giúp mẹ bầu nhận ra đây không phải là dấu hiệu sắp sinh.

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ giả

Phân biệt giữa những dấu hiệu chuyển dạ giả và chuyển dạ thật

3.4 Thời gian diễn ra

Đối với chuyển dạ giả cơn gò chỉ kéo dài 30 giây và dài nhất là 2 phút. Nhưng chuyển dạ thật kéo dài trên 30 giây, càng lúc càng lâu có thể lên đến hàng tiếng đồng hồ.

3.5 Mức độ

Mức độ của chuyển dạ giả thường nhẹ nhàng và không gây đau đớn nhiều. Phần lớn mẹ bầu chỉ cảm thấy căng cứng hoặc khó chịu ở vùng bụng, giống như một áp lực thoáng qua. Những cơn co này không tăng dần về cường độ và thường không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. 

Mức độ khó chịu có thể thay đổi tùy từng người; có những mẹ bầu chỉ cảm nhận nhẹ nhàng, trong khi một số mom khác lại thấy khá khó chịu nhưng không đến quá đau. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa chuyển dạ giả và chuyển dạ thật, vì trong chuyển dạ thật, các cơn co sẽ xảy ra đều đặn hơn, tần suất tăng dần, và khoảng cách giữa các cơn ngày càng rút ngắn, cho thấy quá trình sinh đang tiến triển.

3.6 Thời gian chấm dứt

Như những thông tin của bác sĩ chia sẻ, thời điểm chấm dứt của chuyển dạ giả không thể xác định chính xác vì chúng không có những quy luật cụ thể. Thông thường, cơn gò sẽ kết thúc đột ngột và không để lại cảm giác khó chịu lâu dài. Chúng thường biến mất khi mẹ bầu nghỉ ngơi, thay đổi tư thế, hoặc thực hiện các hoạt động uống nước hoặc tắm nước ấm,...chúng đem lại cảm giác thoải mái, thư thái cho mẹ bầu.

4. Những biện pháp hiệu quả giảm đau khi chuyển dạ giả

Từ những thông tin được chia sẻ ở trên, có rất nhiều những cách hữu hiệu để giúp giảm bớt cơn đau hoặc khó chịu cho mẹ bầu có thể nhanh chóng áp dụng ngay tại nhà:

4.1 Nghỉ ngơi thư giãn

Mẹ thực hiện thay đổi tư thế nằm, ngồi để tránh gây những áp lực quá lớn lên bụng như ngồi thẳng, nghiêng người hoặc nằm nghiêng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ như gối bầu cánh tiên giúp giảm đau lưng, giảm căng cơ, tê bì tay chân,...

Dừng làm việc lại đôi chút và thực hành các bài tập hít thở sâu giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng ngay tại chỗ làm. Hoặc mom có thể tham gia những những lớp yoga nhẹ nhàng hoặc thiền dành cho mẹ bầu có thể vừa giúp giảm lo âu, giảm cảm giác khó chịu,...

4.2 Massage vùng bụng

Mẹ bầu có thể ngồi hoặc nằm ở những vị trí cảm thấy thư giãn nhất. Có thể nằm nghiêng hoặc ngồi trên ghế với lưng thẳng. Sử dụng dầu dừa, dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân để giúp tay trượt nhẹ nhàng trên da, đảm bảo sử dụng dầu nguyên chất để tránh những tác dụng phụ của hương liệu.  

Bắt đầu bằng cách dùng ngón tay hoặc lòng bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng theo hình tròn, từ phần trên xuống dưới, sử dụng áp lực nhẹ để tạo cảm giác thoải mái. Ở động tác tiếp theo, dùng lòng bàn tay vuốt dọc theo hai bên bụng từ xương chậu lên ngực, lặp lại khoảng 5-10 lần. Sau đó, bắt đầu từ giữa bụng và di chuyển ra ngoài theo hình xoắn ốc, luôn đảm bảo lực ấn vừa phải để không gây đau. Nếu có vùng nào cảm thấy căng cứng hoặc khó chịu hơn, hãy tập trung thêm thời gian massage nhẹ nhàng khu vực đó để thư giãn.

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ giả

Biện pháp hiệu quả giảm đau khi chuyển dạ giả

4.3 Chườm nóng

Phương pháp này mẹ bầu cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sỹ để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và con. Sử dụng băng nóng hoặc túi nước nóng và đặt lên vùng bụng để thư giãn cơ đang bị gò cứng. Nhiệt độ ấm sẽ giúp làm giảm căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. 

Để thực hiện, hãy chắc chắn rằng túi nước nóng không quá nóng, không bị rò rỉ để tránh bỏng da. Thời gian chườm chỉ nên kéo dài từ 15 đến 20 phút, và mẹ bầu nên nằm ở vị trí thoải mái để tận hưởng cảm giác thư giãn. Phương pháp này không chỉ giúp giảm cơn co mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, giúp mẹ bầu thư giãn hơn trong giai đoạn cuối thai kỳ, em bé ngày càng to.

Uống một cốc trà thảo mộc hoặc sữa ấm

Cách trên cũng là một trong những cách làm dịu sự khó chịu trong quá trình chuyển dạ giả. Các đồ uống ấm có thể giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, từ đó giảm căng thẳng và giảm cường độ khó chịu trong quá trình co thắt. Hơn hết, trà thảo mộc hoặc sữa ấm giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước -  là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể làm tăng cơn co thắt. 

Lưu ý không nên lựa chọn các loại trà thảo mộc không chứa caffeine như trà hoa cúc, trà gừng hoặc trà bạc hà, là an toàn cho thai kỳ. Nếu thích sữa, mom có thể hâm nóng và thêm một chút mật ong hoặc quế để tăng hương vị. Sữa giàu canxi và có thể thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn nếu được uống trước khi đi ngủ.

Xem thêm: TOP 9 ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN BIẾT

4.4 Tắm nước ấm 

Tắm nước ấm giúp thư giãn các cơ bắp căng thẳng và có thể giảm cường độ của cơn co thắt, mang lại sự giảm đau ngay lập tức. Nhiệt độ ấm của nước có thể cải thiện lưu thông máu, điều này có lợi cho cả mẹ và bé. Hãy đảm bảo nước ấm nhưng không quá nóng chỉ vào khoảng  37-38°C, và có thể mang theo một chiếc khăn mềm hoặc gối tắm để tăng thêm sự thoải mái trong khi ngâm mình. Đặc biệt, chỉ nên ngâm nhiều nhất là 30 phút để tránh bị quá nóng hoặc đau nhức, nặng nề hơn.

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin CafeMom chia sẻ về chuyển dạ giả và những biện pháp hữu hiệu làm giảm cơn đau và tạo cảm giác thư giãn. Nếu tình trạng khó chịu kéo dài hoặc gia tăng, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui!

Các bài viết cùng chủ đề
12 DẤU HIỆU MANG THAI THƯỜNG GẶP SAU TUẦN ĐẦU TIÊN
Hiện nay các mom thường sử dụng những cách như que thử thai, siêu âm… để biết chính xác có sự xuất hiện của thiên thần nhỏ hay khô...
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI MẸ BẦU NÊN BIẾT
3 tháng đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian rất quan trọng vì đây là lúc hầu hết những hệ cơ quan trong cơ thể thai nhi đang...
TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ? DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM
Tiểu đường thai kỳ là một triệu chứng có thể gặp phải trong quá trình thai kỳ của phụ nữ. Tình trạng này xảy ra khi đường huyết tr...

Đăng ký nhận tin