1. Sa tử cung sau sinh là gì?
Sa tử cung là một thuật ngữ y tế được sử dụng nhiều trong thai kỳ và sinh nở ở phụ nữ. Đầu tiên, chúng ta đến với định nghĩa sa tử cung là gì?
1.1 Định nghĩa sa tử cung
Sa tử cung sau sinh là tình trạng mà tử cung bị tụt xuống hoặc lòi ra khỏi vị trí bình thường trong khung chậu, thường xảy ra do sự yếu đi của các cơ và mô hỗ trợ tử cung sau khi sinh. Tình trạng này có thể xảy ra ngay sau khi sinh con hoặc sau một thời gian, đặc biệt là ở những phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở hoặc có vấn đề về cơ và mô hỗ trợ. Chứng này có xu hướng dễ mắc ở những người mang thai lớn tuổi và những người có thể trạng không tốt như thừa cân, béo phì hoặc có bệnh lý nền.
Xem thêm: MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ VẮC XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI
Sa tử cung sau sinh là gì?
1.2 Nguy cơ và hậu quả của sa tử cung sau sinh
Những nguy cơ và hậu quả của chứng sa tử cung sau sinh gây ra nhiều khó khăn và phiền toái cho sản phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Những tác hại gây ra bao gồm cảm giác nặng nề hoặc căng tức ở vùng chậu, đau lưng, khó chịu khi di chuyển và có thể thấy tử cung lộ ra ngoài âm đạo. Bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện hoặc đi vệ sinh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày.
Nếu như không được phát hiện điều trị kịp thời, những tình trạng trên có thể gây ra nhiễm trùng, loét ở vùng sa tử cung và các vấn đề về tình dục, gây tâm lý tự ti, lo âu cho các mom. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát và điều trị đúng cách bằng nhiều phương pháp khác nhau như tập luyện cơ sàn chậu bằng yoga, sử dụng vòng nâng tử cung hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Việc phòng ngừa qua chăm sóc sau sinh đúng cách và tập luyện thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ sa tử cung.
2. Những dấu hiệu sa tử cung sau sinh thường gặp
Dấu hiệu sa tử cung sau sinh là một trong những điều mà bà bầu cần tập trung lưu ý trong giai đoạn đầu sau khi con chào đời. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu là yếu tố quan trọng để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
- Cảm giác nặng hoặc đầy ở vùng chậu là triệu chứng phổ biến nhất khi tử cung không còn được nâng đỡ vững chắc. Các bà mẹ thường mô tả cảm giác như có một khối nặng đang đè xuống vùng chậu, đặc biệt khi đứng lâu hoặc vận động nhiều.
- Thấy khối lạ lồi ra từ âm đạo thường xuất hiện ở những trường hợp sa tử cung nghiêm trọng hơn. phụ nữ có thể thấy tử cung hoặc một phần của nó sa xuống ngoài âm đạo. Điều này có thể gây khó chịu, ngứa ngáy hoặc đau nhức.
- Khó chịu khi đi lại hoặc ngồi lâu là một dấu hiệu sa tử cung sau sinh. Triệu chứng này có thể làm việc di chuyển hoặc ngồi trở nên khó khăn và gây đau nhức. Các cử động thường ngày có thể trở thành gánh nặng với những mom bị sa tử cung.
- Một dấu hiệu thường gặp khác là khó khăn trong việc tiểu tiện hoặc đi vệ sinh. Người bệnh có thể gặp hiện tượng són tiểu hoặc bí tiểu, do tử cung chèn ép lên bàng quang hoặc ruột.
- Cơn đau lưng dưới cũng là dấu hiệu thường thấy do cơ sàn chậu và dây chằng không còn đủ sức nâng đỡ tử cung, gây áp lực lên các vùng cơ và dây thần kinh ở lưng.
Dấu hiệu sa tử cung sau sinh
Xem thêm: XÉT NGHIỆM TIỀN HÔN NHÂN LÀ GÌ? CHI PHÍ CÓ ĐẮT KHÔNG?
3. Nguyên nhân sa tử cung sau sinh
Nguyên nhân dẫn đến những dấu hiệu sa tử cung sau sinh đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn là do các cơ và dây chằng của sàn chậu yếu đi, không thể giữ tử cung ở vị trí bình thường làm tử cung bị tụt xuống. Một số nguyên nhân có thể kể đến sau đây.
- Mỗi lần mang thai và sinh con, cơ sàn chậu bị kéo giãn và suy yếu. Nếu phụ nữ trải qua nhiều lần sinh nở, đặc biệt là sinh gần nhau, nguy cơ sa tử cung sẽ tăng cao.
- Khi sinh con có trọng lượng lớn, cơ thể mẹ phải chịu sức ép lớn hơn, làm căng giãn cơ và dây chằng sàn chậu, dễ dẫn đến sa tử cung.
- Thời gian sinh nở quá lâu có thể gây tổn thương cơ và dây chằng sàn chậu.
- Trong thời kỳ mang thai, hormone như relaxin và progesterone giúp giãn cơ và dây chằng để chuẩn bị cho sinh nở. Sau sinh, sự thay đổi đột ngột của hormone khiến các mô này trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương.
- Cơ sàn chậu cũng như các cơ khác, ở độ tuổi phụ nữ lớn dần thì các cơ cũng dần mất độ đàn hồi và sức bền cơ bắp.
- Các hoạt động gây tăng áp lực lên ổ bụng như mang vác nặng, táo bón mãn tính hoặc ho kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sa tử cung.
- Một số phụ nữ có cơ địa yếu hoặc các vấn đề bẩm sinh về cơ sàn chậu, làm tăng nguy cơ sa tử cung sau sinh.
Nguyên nhân gây nên sa tử cung
4. Các cách phòng ngừa và điều trị sa tử cung sau sinh
Để phòng ngừa những dấu hiệu sa tử cung sau sinh, các mom cần biết những cách phòng ngừa và cách điều trị nếu không may mắc phải.
4.1 Phương pháp tập luyện cơ sàn chậu
Phương pháp tập luyện cơ sàn chậu, hay còn gọi là bài tập Kegel là một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa và điều trị chứng sa tử cung sau sinh. Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh của các cơ sàn chậu, cải thiện khả năng nâng đỡ các cơ quan vùng chậu, bao gồm tử cung, bàng quang và ruột. Cách luyện tập bài tập này như sau:
- Xác định cơ sàn chậu: Để tìm đúng cơ sàn chậu, bạn có thể thử ngắt dòng nước tiểu giữa chừng khi đi vệ sinh. Cơ được sử dụng để làm điều này chính là cơ sàn chậu.
- Tư thế ban đầu: Khi mới tập, nên chọn tư thế nằm ngửa với đầu gối hơi gập và bàn chân đặt lên sàn để giảm áp lực lên cơ sàn chậu. Khi quen hơn, có thể tập ở bất kỳ tư thế nào như đứng, ngồi hoặc nằm.
- Thực hiện bài tập: Bắt đầu bằng cách siết chặt cơ sàn chậu, giữ trong khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng trong 5 giây và thực hiện 10 lần cho mỗi chu kỳ tập. Khi đã quen, có thể tăng thời gian giữ cơ lên 10 giây.
- Tần suất: Để đạt hiệu quả, các mom cần tập đều đặn mỗi ngày, ít nhất 3 lần mỗi ngày. Thời gian tập có thể linh hoạt, nhưng điều quan trọng là phải kiên trì và duy trì thói quen.
Xem thêm: TOP 9 ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN BIẾT
4.2 Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ
Lối sống có lành mạnh hay không sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc những dấu hiệu sa tử cung sau sinh. Thay đổi lối sống tốt sẽ giúp các mom không chỉ tăng cường sức khỏe chung mà còn phòng được khả năng bị sa tử cung.
- Tập luyện đều đặn, nhất là vùng cơ sàn chậu bằng bài tập Kegel.
- Duy trì cân nặng hợp lý, chống béo phì thừa cân bằng thực đơn ăn uống healthy.
- Sau sinh, sản phụ nên hạn chế nâng vật nặng hoặc làm việc quá sức, vì những hoạt động này có thể làm căng cơ sàn chậu.
- Phòng tránh táo bón vì khi táo bón bạn sẽ gây áp lực lớn lên cơ sàn chậu.
- Ho mãn tính, đặc biệt là do các bệnh lý về đường hô hấp, có thể tạo ra áp lực liên tục lên cơ sàn chậu. Việc điều trị ho dứt điểm sẽ giúp giảm nguy cơ.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và không vội vàng quay lại các hoạt động mạnh sau sinh sẽ giúp cơ thể, đặc biệt là cơ sàn chậu, có thời gian hồi phục.
Các cách phòng ngừa và điều trị
4.3 Các biện pháp điều trị sa tử cung không phẫu thuật
Trước khi đi đến những biện pháp can thiệp tử cung bằng phẫu thuật, ta có thể sử dụng một số phương pháp khác như:
Tập cơ sàn chậu bằng liệu pháp thể dục.
Sử dụng vòng nâng tử cung, còn gọi là Pessary. Đây là một dụng cụ được đặt vào âm đạo để nâng đỡ tử cung, ngăn ngừa tử cung tiếp tục sa xuống. Vòng pessary có thể đeo liên tục hoặc được tháo ra theo chỉ định của bác sĩ.
Sự suy giảm hormone estrogen có thể làm yếu cơ sàn chậu. Liệu pháp hormone như dùng estrogen dạng bôi hoặc viên nén giúp tăng cường độ đàn hồi của các mô vùng chậu, cải thiện triệu chứng sa tử cung.
Những biện pháp trên hoàn toàn phù hợp cho việc điều trị sa tử cung sau sinh thể nhẹ và trung bình mà mẹ bỉm có thể tham khảo.
4.4 Cần can thiệp phẫu thuật tử cung khi nào?
Can thiệp phẫu thuật tử cung chỉ nên được chỉ định nếu như những dấu hiệu sa tử cung sau sinh diễn tiến nặng, không hiệu quả nếu chỉ sử dụng những biện pháp không phẫu thuật. Lúc này chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề, các mẹ cần biết những trường hợp sau nên sử dụng phương pháp phẫu thuật.
- Khi tử cung sa xuống ngoài âm đạo, hoặc mức độ sa nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động thường ngày. Các triệu chứng nghiêm trọng như cảm giác nặng vùng chậu liên tục, khó khăn khi di chuyển, đứng lâu hoặc sinh hoạt tình dục sẽ không thuyên giảm với các biện pháp điều trị khác, khiến phẫu thuật trở thành lựa chọn tối ưu.
- Những biện pháp không phẫu thuật không còn tác dụng thì là lúc việc can thiệp dao kéo cần phải diễn ra.
- Nếu như những biến chứng xảy ra do sa âm đạo như nhiễm trùng, loét vùng âm đạo,... thì việc phẫu thuật là rất cần thiết để tránh những hậu quả nặng nề về sau.
5. Kết luận
Những chứng bệnh sau khi lâm bồn luôn thường trực đối với các mẹ bỉm. Nếu nắm được những dấu hiệu sa tử cung sau sinh, các mom có thể sẽ có thêm nhiều cách phòng tránh cũng như phương pháp chữa trị đúng đắn để đảm bảo sức khỏe của mình. CafeMom mong rằng mình có thể giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức và hẹn gặp lại trong những bài viết bổ ích sau.